Hướng dẫn thiết kế lắp đặt cột đèn chiếu sáng đường phố
Thiết kế hệ thống cột đèn chiếu sáng đường phố sao cho phù hợp, an toàn và tiết kiệm?! Những yếu tố nào cần căn cứ để thiết kế cột đèn?! Bài viết hôm nay sẽ giải đáp giúp bạn những giá trị cốt lõi đó nhé!
Ưu điểm của cột đèn chiếu sáng đường phố
Lắp đặt cột đèn chiếu sáng đang là chủ trương của ngành giao thông và ngành điện. Việc này giúp:
– Các phương tiện lưu thông thuận tiện hơn, giảm thiểu tai nạn giao thông.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kin h doanh, bất động sản
– Tăng tính mỹ quan cho đường phố, giảm thiểu các tệ nạn xã hội
– Giúp việc tuần tra, kiểm soát dễ dàng hơn.
Cách thiết kế cột đèn chiếu sáng cho đường phố
Khi thiết kế và chọn mua cột đèn chiếu sáng thành phố, chúng ta cần căn cứ vào 7 yếu tố dưới đây:
Kích thước, màu sắc và độ sáng của bóng đèn
Khả năng hiển thị ban đêm của đèn chiếu sáng phụ thuộc vào kích thước, màu sắc và độ sáng của bóng đèn.
Độ tương phản
Đây là yếu tố quan trọng khi thiết kết cột đèn chiếu sáng đường phố. Cột đèn chiếu sáng cần phải có đủ độ tương phản màu sắc giữa đối tượng và không gian để có thể phát hiện đối tượng trên đường.
Khả năng chống chói cho các phương tiện giao thông
Hiện nay có một số loại ánh sáng gây chói lóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của người lái xe. Chúng ta cần cân nhắc lựa chọn loại đèn chiếu sáng không có đặc điểm này.
Lựa chọn loại đèn chiều sáng
Chất lượng loại đèn chiếu sáng đường phố tốt, bền, không gây chói lóa và thân thiện môi trường là đèn LED. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
Khoảng cách giữa 2 cột đèn
Đối với đường đô thị có lề đường nâng cao, khoảng sáng gầm xe ngang tối thiểu là 03 m, từ mép lề đường nâng lên là 0,6 m.
Đối với đường giao thông nông thôn không có lề đường nâng thì tĩnh không ngang tối thiểu là 1,5m tính từ mép làn xe và tối thiểu 5m tính từ tim đường.
Sự phân bổ ánh sáng của đèn
Sự phân bố ánh sáng của đèn điện phải phù hợp với nguồn điện, độ bao phủ mặt đường và sự phân bố ánh sáng của bộ đèn. Sự phân bố ánh sáng phải tập trung vào mặt đường và khu vực xung quanh từ 3 – 5 m.
Sự phân bố ánh sáng phải cụ thể, rõ ràng hơn để có thể nhìn thấy các biển báo giao thông và các vật thể khác trên đường một cách dễ dàng, đồng đều.
Chiều cao cột đèn và cần đèn
Đây là 2 yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế cột đèn chiếu sáng đường phố vì nó quyết định đến độ sáng, sự phân bổ ánh sáng và bóng đổ của đèn.
Chiều cao của cột đèn chiếu sáng đường phố trong khỏang từ 6 – 10m.
Xem thêm: 2 Cách kiểm tra thép mạ kẽm nhúng nóng chuẩn nhất
Cách lắp đặt cột đèn chiếu sáng đường phố
Ngoài các yếu tố cần tính toán khi thiết kế cột đèn nói ở trên, bạn cũng cần tính toán các phương pháp lắp đặt và căn cứ vào đó để chọn mua cột đèn chiếu sáng đường phố phù hợp nhất.
Dưới đây là 3 phương pháp lắp đặt cột đèn
Lắp đặt cột đèn đường về một bên
Phương pháp lắp đặt này phù hợp với những đoạn đường hẹp, lượng xe lưu thông nhẹ. Ưu điểm của cách lắp đặt đèn này là giúp tối ưu chi phí.
Lắp đặt cột đèn so le
Cách lắp hệ thống đèn đường kiểu này phù hợp với những đoạn đường rộng, điều kiện giao thông nhẹ.
Lắp đặt cột đèn hướng ánh sáng trung tâm
Hệ thống này cung cấp ánh sáng rất hiệu quả với chi phí thấp do tiết kiệm được giá đỡ đèn và dây dẫn điện.
Hệ thống này luôn chiếu sáng tốt trên đường mà không bị gián đoạn, nhưng mặt đường và đường dành cho xe máy tương đối tối.
Để được tư vấn báo giá trụ đèn và cột đèn chiếu sáng đường phố, vui lòng liên hệ qua hotline (028) 66 503 143 để được tư vấn.
[cms-block]
Bài viết Hướng dẫn thiết kế lắp đặt cột đèn chiếu sáng đường phố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Toàn Phúc Electric.
source https://toanphucelectric.com/lap-dat-cot-den-chieu-sang-duong-pho/
Nhận xét
Đăng nhận xét