Tác động của trọng lượng cột đèn chiếu sáng với công trình?

Khi mà thị trường cột đèn chiếu sáng ngày càng nhiều như hiện nay, các loại đèn kém chất lượng tồn tại sẽ làm cho công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy lựa chọn đúng cấu tạo, chất liệu, trọng lượng cột đèn chiếu sáng sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác, an toàn trong quá trình sử dụng.

Trụ đèn chiếu sáng

Cột đèn chiếu sáng hay trụ đèn cao áp là các sản phẩm được tạo ra dùng để chiếu sáng cung cấp tầm nhìn ngoài trời vào ban đêm hoặc trang trí trong không gian để tạo điểm nhấn. Trụ đèn chiếu sáng sử dụng nhiều cho các công trình công cộng như là trên đường phố, đô thị, ở các sân vận động, công viên, …

Có 2 loại trụ đèn chiếu sáng phổ biến:

  • Trụ đèn liền cần: bao gồm cả cần đơn và cần kép.
  • Trụ đèn rời cần.

Tác động của trọng lượng cột đèn chiếu sáng với công trình?

Các loại trụ đèn chiếu sáng được thiết kế và sản xuất, lựa chọn từ nguyên liệu thép mạ kẽm, đi cùng với phương pháp xi mạ nhúng nóng hiện đại, giúp cho trụ đèn có được nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp với từng khách hàng: tạo độ bóng, màu sắc cho trụ đèn khác nhau, …

Cấu tạo của cột đèn chiếu sáng

Cấu tạo cơ bản của cột đèn chiếu sáng được chia ra làm 3 phần: Đế cột đèn, Thân cột đèn, Cần đèn gắn bóng đèn led.

Vật liệu tạo nên cột đèn chiếu sáng thông dụng chính là thép mạ kẽm nhúng nóng, chiều dài thân cột rơi vào khoảng từ 3-6mm, quá trình định hình cho cột đèn chiếu sáng sử dụng công nghệ gia công áp lực đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

Đối với các loại cột đèn chiếu sáng ở khu vực công cộng thì chiều cao cột đèn có sự thay đổi từ 6-12m tùy theo vị trí và bản vẽ lắp đặt. Sử dụng linh hoạt nhiều loại bóng đèn led có cường độ khác nhau để chiếu sáng cho mỗi khu vực (dùng loại đèn cao áp trên đường cao tốc để phương tiện giao thông có tầm nhìn thoáng đãng vào buổi đêm, …).

Trọng lượng cột đèn chiếu sáng được quy định cho phù hợp với kích thước tổng thể cột đèn, không được quá nặng hay quá nhẹ. Quá nặng sẽ gây bất lợi khi vận chuyển, không ổn định ở những khu vực lắp đặt, quá nhẹ lại khiến cho cột đèn lỏng lẻo, dễ bị tác động vật lí hoặc môi trường.

Tác động của trọng lượng cột đèn chiếu sáng với công trình?

Các cột đèn chiếu sáng sau khi được sản xuất có bề mặt ngoài ít thẩm mỹ, vì vậy cần phải được xử lý bề mặt trước khi xi mạ nhúng nóng để phủ lớp bảo vệ chống gỉ sét, chống oxy hóa. Ngoài ra có thể tăng cường độ cứng cho cột đèn bằng phương pháp sơn tĩnh điện đèn lên lớp xi mạ, có thể thay đổi màu sắc tùy theo yêu cầu.

>>>Xem thêm: Các mẫu cột đèn đường chiếu sáng được ưa chuộng trong đô thị

Kích thước cột đèn chiếu sáng

Một vài thông số cơ bản của cột đèn chiếu sáng áp dụng vào trong quá trình sản xuất và sử dụng phổ thông như là:

Cột đèn chiếu sáng bát giác

  • Chiều cao (H) của cột đèn từ 6-11m.
  • Độ vươn cần (W) vào khoảng 1.5m.
  • Độ dày thân cột đèn từ 3-4mm.
  • Bu lông sử dụng cho móng cột (J) là loại M16x600, M24x750 mm.
  • Số lượng bu lông cần sử dụng (S) là 10-12 bu lông.
  • Kích thước đế cột (M) từ 300-400mm.
  • Chiều sâu của bê tông móng cột đèn 0x0.8, 1.2×1.0 mm.

Cột đèn chiếu sáng tròn côn

  • Thông số cơ bản của cột đèn chiếu sáng tròn côn có phần tương đồng với cột đèn chiếu sáng bát giác.

Trọng lượng cột đèn chiếu sáng sau khi sản xuất sẽ có sự chênh lệch nhất định, vì vậy quý khách hàng cần liên hệ trực tiếp với đơn vị sản xuất, cung cấp để đem lại sản phẩm ưng ý nhất cho công trình.

Tiêu chuẩn đặt ra đối với cột đèn chiếu sáng 

Tiêu chuẩn về cấu tạo, chất liệu sản xuất

Lựa chọn chất liệu cấu tạo nên đèn đường phải đáp ứng được tiêu chuẩn JIS G3101.

Bề mặt phía ngoài cột đèn cũng được chọn lọc từ vật liệu phù hợp theo tiêu chuẩn ISO, EN 40, ANSI C136, …

Tiêu chuẩn về chiều cao

Đối với các loại cột đèn chiếu sáng thông dụng, chiều cao của cột từ 6-17m, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài khác như:

  • Khu vực lắp đặt cột đèn (ví dụ ở dải phân cách, lắp đặt ở 1 bên đường hoặc đối diện, …).
  • Ở các vùng vị trí khác nhau (khu vực nông thôn, đô thị, đường cao tốc, …).
  • Công suất của bóng đèn.
  • Độ tải của đường dây điện (số KW).

Tác động của trọng lượng cột đèn chiếu sáng với công trình?

Tiêu chuẩn về phần chân, móng cột

Khung cột đèn chiếu sáng và phần móng cột phải có các khảo sát về địa hình lắp đặt như ở khu vực thường xuyên chịu rung lắc mạnh, gió lớn, đất không ổn định, … đòi hỏi móng cột đèn phải chịu lực và chống ăn mòn, gỉ sét tốt.

Móng cột đèn chiếu sáng có kích thước từ M16 (chiều cao từ 6-10m) -M24 (chiều cao từ 8-17m).

Tiêu chuẩn trọng lượng

Trọng lượng cột đèn chiếu sáng phải thích hợp với toàn bộ tổng thể cột đèn, hạn chế quá trình biến dạng vì quá nặng hoặc quá nhẹ dẫn tới bị tác động bởi môi trường trong quá trình sử dụng.

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn trụ đèn và cột đèn chiếu sáng hay các vật liệu điện. Thì hãy liên hệ ngay với Toàn Phúc Electric để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.

[cms-block]

Bài viết Tác động của trọng lượng cột đèn chiếu sáng với công trình? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Toàn Phúc Electric.



source https://toanphucelectric.com/tac-dong-trong-luong-cot-den-chieu-sang/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị hiệu quả bằng trụ đèn bê tông

Cách sử dụng ốc siết cáp chất lượng cao an toàn

Lựa chọn hệ số máy biến áp phù hợp đem đến nhiều lợi ích