Phân loại công trình chống sét trong đời sống
Những tia sét xé toạc bầu trời từ lâu đã không còn xa lạ và được vô tình trở thành các bức ảnh nghệ thuật vì đây là khoảnh khắc được nhiều nhiếp ảnh gia săn đón. Bên cạnh đó ở các nước trên thế giới cũng luôn đưa ra mối nguy hiểm từ sét và cách phòng chống. Ngoài đặt ra các tiêu chuẩn cho hệ thống chống sét thì phân loại công trình chống sét cũng là cách để phòng tránh hiện tượng tự nhiên này.
Phân loại chống sét đánh thẳng
Chống sét đánh thẳng được chia ra làm 3 phần có cấu tạo như sau:
Đầu kim thu sét
Phần đầu kim thu sét thường chế tạo từ thép mạ đồng, đồng thau hoặc được đúc bằng inox. Mỗi loại kim sẽ có chiều dài khác nhau phụ thuộc vào từng công trình sử dụng để bảo vệ.
Dây dẫn
Hệ thống dây dẫn dùng để truyền dẫn dòng điện khi thu sét vào hệ thống cọc tiếp địa. Dây dẫn được chế tạo từ cáp đồng, tiêu chuẩn đặt ra đối với dây dẫn là NFC 17 102, tiết diện dây dẫn từ 50 – 75mm2.
Hệ thống tiếp địa:
Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống chống sét dùng để phân tán dòng điện vào trong mặt đất.
Cấu tạo của hệ thống tiếp địa gồm:
– Cọc tiếp đất: chiều dài cọc từ 2.4-3m, đường kính tiêu chuẩn từ 14-16mm chôn sâu vào trong đất, khoảng cách các cọc đặt cách nhau từ 3-15m.
– Dây đồng tiếp đất: dùng để liên kết các cọc tiếp địa thành một hệ thống khép kín, tiết diện của dây từ 50-75mm2.
– Ốc siết cáp dùng trong liên kết dây đồng và cọc tiếp địa.
Ngoài ra phân loại công trình chống sét đánh thẳng còn sử dụng công nghệ tiêu tán mây điện tích để hạn chế việc hình thành của tia sét trong tự nhiên. Tuy nhiên giá thành cho loại công nghệ này cao nên ít thông dụng và chỉ sử dụng trong một vài công trình nhất định.
Xem thêm: Tầm ảnh hưởng của dây điện trong nhà đối với sinh hoạt
Phân loại chống sét lan truyền
Chống sét lan truyền được định nghĩa như sau: Không chỉ tia sét đánh thẳng mới gây nguy hiểm mà các vùng xung quanh tia sét sẽ có các tác động điện từ lên khu vực xung quanh trong bán kính 2km từ vị trí sét đánh xuống. Cần phải có hệ thống chống lan truyền thì đường dây, thiết bị điện tử mới được bảo toàn và hạn chế rủi ro cháy nổ, chập mạch do tia sét gây ra.
Những bộ phận chính trong hệ thống chống sét lan truyền bao gồm:
– Thiết bị chống sốc SPD (gồm 1 hoặc nhiều SPD tùy theo đặc trưng từng loại công trình).
– Bộ phận tiếp đất bảo vệ.
Thiết bị SPD giúp giải phóng dòng điện do tia sét truyền vào được chia ra làm các loại sau:
– SPD loại 1: đây là thiết bị sơ cấp dùng để giải phóng dòng điện do tia sét gây ra, sử dụng ở những vị trí có khả năng sét đánh trực tiếp như là ở công trình cao tầng, nhà xưởng.
– SPD loại 2: thiết bị thứ cấp, công dụng của SPD loại 2 là bảo vệ thiết bị điện có điện áp thấp, lắp đặt ở khu vực ngõ của hệ thống điện hạ áp, trong tủ phân phối hoặc mà ở công trình không có cột thu lôi chống sét.
– SPD loại 3: SPD loại 3 có khả năng giải phóng điện thấp, dùng hỗ trợ phía sau loại 2.
Lựa chọn số lượng hệ thống chống sét lan truyền còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như:
– Cường độ sét tạo ra
– Các loại thiết bị điện đang sử dụng là loại nào.
– Sự quan trọng của công trình đối với ngành.
Toàn Phúc Electric với mục tiêu ưu tiên sự uy tín và chất lượng trong từng sản phẩm. Với chiến lược trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối, cung cấp các loại vật tư, phụ kiện ngành điện, khẳng định vị thế trong nước và vươn tầm hướng ra thế giới.
[cms-block]
Bài viết Phân loại công trình chống sét trong đời sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Toàn Phúc Electric.
source https://toanphucelectric.com/phan-loai-cong-trinh-chong-set-trong-doi-song/
Nhận xét
Đăng nhận xét